Bánh Cốm Hàng Than, Bánh Cốm Hà Nội, Đặc sản Hà Nội, Đặc sản hà nội làm quà biếu, bánh cốm hà nội tại TPHCM
Những món ăn có xuất xứ
từ Hà Nội đều ít nhiều thể hiện nét văn hiến của thủ đô ngàn năm tuổi. Xung
quanh đó là những câu chuyện, có khi là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của cả
một dòng họ lâu đời.
Trải qua 145 năm kể từ
ngày khai trương cửa hàng đầu tiên (năm 1865), bánh cốm Hàng Than đã trở nên không thể thiếu
trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi của người dân Hà thành. Mang hình vuông tượng
trưng cho đất, màu xanh tượng trưng cho mùa xuân hạnh phúc, nhân dừa đậu xanh
ngọt ngào cảm xúc, bánh cốm đã hội tụ rất nhiều ý vị và mong ước cho cuộc sống
đủ đầy.
Từ truyền thống đến hiện
đại...
Nghề làm bánh cốm ở phố
HàngThan cũng nhiều thăng trầm. Xưa kia vốn chỉ có một cửa hàng làm bánh cốm, bởi
Hàng Than vốn là bến đãi than của những người bán than ở vùng Yên Ninh, tổng
Yên Thành, ngoại thành Hà Nội, sau này bến bãi phải lùi ra phía ngoài bờ sông Hồng
nên người dân mới chuyển hướng.
Nghề làm bánh cốm được
nhân rộng ra nhiều gia đình trong vùng rồi trở thành nghề cha truyền con nối, tới
nay đã hơn 6 đời. Hàng Than bây giờ trở thành làng nghề nhỏ với trên 50 cửa
hàng mà thương hiệu đều có lượng khách quen nhất định và tạo được hương sắc
riêng.
Không chỉ dừng lại ở
phố Hàng Than, bánh cốm cũng phát triển ra những hàng bình dân bao quanh bằng
lá dừa bán trong chợ Đồng Xuân, ít cầu kỳ và cũng rẻ hơn, chỉ làm quà chợ cho
trẻ. Thế mới thấy, món bánh bé nhỏ ấy đã trở thành một đặc sản không thể thiếu
đối với người dân Hà Nội nói riêng, và những người say mê món ăn Việt nói
chung.
Để có được vị ngọt dịu
tinh khiết của bánh cốm như ngày nay, những người làm bánh ở Hàng Than cũng tự
mình rút kinh nghiệm đời này qua đời khác. Họ tất bật quanh năm nhưng bận rộn
nhất là vào cuối năm. Khi mùa thu đến, nam thanh nữ tú dập dìu cưới hỏi thì
bánh cốm trở thành món không thể thiếu. Các cửa hàng phải làm việc hết công suất
mới đủ phục vụ, nhất là những cửa hiệu bánh cốm nổi tiếng như Ngọc Ninh, Nguyên
Ninh, An Ninh, ...
Để đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng, quy trình làm bánh cũng có nhiều thay đổi. Thay vì xào bằng
tay, đun bằng than củi như xưa thì nay cốm được xào bằng máy và đun bằng bếp
ga. Chỉ có nguyên liệu, cách thức làm bánh cốm vẫn không thay đổi.
Một người phụ trách kỹ
thuật làm bánh ở phố Hàng Than cho hay “Quan trọng nhất vẫn là nguyên liệu cốm,
ngày xưa các cụ vẫn lấy cốm ở làng Vòng, làng Lủ, cốm ở đây rất thơm ngon và mềm,
nhưng bây giờ để có hương vị như vậy phải xuống tận Thái Bình mới có. Thường
thì có hai vụ cốm đó là vụ chiêm vào tháng Tư, tháng Năm và vụ mùa vào tháng
Tám, tháng Mười.”
Cốm được chọn lọc là vậy,
đến khi ủ và xào cốm cũng rất cầu kỳ. Chưa kể đến việc làm nhân phải chọn loại
đỗ xanh vỏ, mẩy đều đem ngâm rồi đồ sao cho chín tới, vừa thơm vừa tơi. Sau đó
đỗ được giã mịn trong cối đá, rồi nhào với nước và đường theo tỉ lệ 1 ký đỗ
thêm 1,2 ký đường, rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa đến khi đỗ dẻo lại thì cho thêm
các phụ gia như mứt sen trần, dừa nạo, nước hoa bưởi… đảo đều cho các vị quyện
vào nhau.
Nhân đỗ được viên nhỏ,
rồi bọc cốm đã nấu ra ngoài. Ngày xưa bánh được gói bằng lá chuối non. Nhưng
ngày nay, bánh cốm đã được gói bằng giấy ni-lông và bọc trong hộp giấy có in
nhãn mác cho đẹp mắt và tiện vận chuyển.
Nét hấp dẫn nhất ở những
chiếc bánh cốm là khi đến tay người tiêu dùng vẫn còn thơm nguyên mùi cốm mới.
Thưởng thức miếng bánh mà thấy như bao la mùa thu Hà Nội phảng phất đâu đây. Mỗi
miếng bánh cốm chứa đủ cái vị dịu ngọt từ ngoài và đậm dần vào trong nhân, cái
dẻo thơm của cốm và cái bùi ngọt của đỗ xanh.
Bánh cốm Hàng Than còn khiến thực khách
yên tâm vì không sử dụng chất bảo quản. Thông thường, bánh cốm ở đây chỉ để được
3-5 ngày. Chính nét đặc biệt này đã giữ cho hương vị của bánh dù đã qua bao đời
vẫn không hề phôi phai đi.
Bánh cốm giờ đây không
chỉ là đặc sản của người dân Hà Nội trong những dịp lễ tết mà đã trở nên thân
thuộc hơn. Người ta dùng bánh cốm trong nhiều dịp, có khi thay bữa sáng, có khi
ăn lúc thưởng trà ngắm trăng…
Du khách tới Hà Nội đều
không thể không ghé dốc Hàng Than thưởng thức món ăn đặc sản này và mua về cho
người thân như chút lòng thơm thảo. Cái dư vị ngọt ngào của hương cốm mới được
chắt chiu trong miếng bánh thơm dẻo ấy, đã trở thành món quà sang trọng, mang đậm
nét Hà Nội đi tới mọi miền đất nước.
COMMENTS